don vi hanh chinh - UBND TP Vị Thanh

 

Đơn vị hành chính

Ngày 19-06-2021

PHƯỜNG I

Đây là phường trung tâm, tại vị trí chợ Cái Nhum xưa; cũng là đô thị truyền thống hiện hữu của thành phố Vị Thanh và tỉnh Hậu Giang, kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh. Phường hình thành từ ngày 1.7.1999, khi thị xã Vị Thanh được tái lập. Phía Đông và Đông Bắc giáp phường V; phía Tây và Nam giáp phường III; phía Bắc giáp phường IV. Trên địa bàn có 04 khu vực (1, 2, 3, 4), toàn phường có gần 30 tuyến đường, nhiều nhất thành phố:

- Tổng diện tích tự nhiên: 74,6 ha.

- Dân số: 5.628 người, 1.643 hộ dân cư, mật độ dân số 8.602 người/km2, hầu hết là người Kinh, người Hoa có 220 hộ.

- Trên địa bàn phường có 4 khu vực bao gồm:

+ Khu vực 1: Diện tích 11,9 ha, 280 hộ; dân số 986 người

+ Khu vực 2: Diện tích 12,9 ha, 361 hộ; dân số 1.286 người

+ Khu vực 3: Diện tích 19,6 ha, 619 hộ; dân số 2.033 người

+ Khu vực 4: Diện tích 30,2 ha, 383 hộ; dân số 1.323 người

- Kinh tế chính: Thương mại, dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, với nhiều nhà hàng, ngân hàng, khách sạn và siêu thị Coopmart. Đặc biệt, các cơ quan thường trực Thành ủy, HĐND và UBND cùng nhiều cơ quan của tỉnh, thành phố đứng chân nơi đây.

Với vị trí thuận lợi, kết nối giao thông nhiều hướng: Tuyến đường Nguyễn Công Trứ cạnh khu Văn hóa Hồ Sen với nhiều cơ quan của tỉnh và thành phố đứng chân; tuyến đường Trần Hưng Đạo cạnh công viên, bờ kè Xà No; tuyến đường 1/5 cặp theo kinh Mương Lộ...

Trên địa bàn phường có di tích lịch sử, văn hóa quốc gia “Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu”, nhà Bảo tàng tỉnh, nhà thờ Công giáo Vị Thanh, khu Văn hóa Hồ Sen và các trường học...

PHƯỜNG III

Nối tiếp phường I, địa bàn phường III giáp phường VII về phía Tây - Nam, giáp xã Hỏa Lựu về phía Đông - Nam. Tuyến đường Trần Hưng Đạo nối từ phường I đi qua, dọc theo bờ kè - công viên Xà No khang trang. Phường thành lập: Ngày…tháng…năm…do tách chia từ……..

- Tổng diện tích tự nhiên 1.355,20ha.

- Tổng số dân: 10.703 người (3.132 hộ); hầu hết là người Kinh; dân tộc Khmer có 234 hộ, với 1.010 người và một số ít người Hoa. Mật độ dân số 792 người/km2. Toàn phường có 06 khu vực bao gồm:

+ Khu vực 1: Diện tích…ha, 1.318 hộ; dân số 4.412 người.

+ Khu vực 2: Diện tích… ha, 290 hộ; dân số 1.011 người.

+ Khu vực 3: Diện tích…ha, 517 hộ; dân số 1.816 người.

+ Khu vực 4: Diện tích… ha, 454 hộ; dân số 1.549 người.

+ Khu vực 5: Diện tích...ha, 157 hộ, dân số 574 người.

+ Khu vực 6: Diện tích…ha, 396 hộ, dân số 1.341 người.

- Trên địa bàn có chợ Vị Thanh (chợ Cái Nhúc), chùa Khmer MaHaMăngCol. Đặc biệt, có bệnh viện Đa khoa Hậu Giang (500 giường).

- Kinh tế chính: Thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.

Toàn phường có 65,8 km đường nhựa, 23 tên gọi sông, rạch, kinh.

PHƯỜNG IV

Tọa lạc phía bên kia kinh Xà No về hướng Bắc, giáp xã Vị Tân, kinh 62- đường Lê Hồng Phong đi huyện Giồng Riềng (Kiên Giang). Kết nối với phường V bởi cầu 30/4 và cầu Xà No; theo đại lộ Võ Nguyên Giáp nối với khu đô thị hành chính, khu di tích “Chiến thắng Chương Thiện”. Phường thành lập vào ngày…………….

- Tổng diện tích tự nhiên: 797ha. Toàn phường có 14 tên gọi sông, rạch, kinh 15,78 km đường nhựa.

- Tổng số dân: 12.754 người (3.811 hộ) hầu hết là người Kinh, dân tộc Khmer có 610 người (137 hộ). Dân tộc Hoa 556 người (105 hộ). Mật độ dân số 1.633 người/km2.

- Kinh tế chính: Thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Phường IV là địa bàn có nhiều cơ sở thờ tự, của nhiều tôn giáo như:

+ 02 nhà thờ Công giáo Vị Hưng và Vị Tín, với 4.020 giáo dân (437 hộ).

+ Nhà giảng Hội thánh Tin lành với 72 bà con theo đạo.

+ Chùa Phật Phổ Minh tại khu vực 1.

+ Chùa Phật Phước Huệ tại khu vực 4.

+ Chùa Khmer Pôthirăngxây ở khu vực 1.

+ Chùa Khmer Sasanarăngsây ở khu vực 5.

Đặc biệt trên địa bàn phường, có khu hành chính Tỉnh ủy Hậu Giang, đối diện với khu hành chính - trụ sở UBND tỉnh Hậu Giang, bên kia kinh Xà No tại phường V.

Địa bàn phường IV có 7 khu vực bao gồm:

+ Khu vực 1: Diện tích … ha, 615 hộ; dân số 2.141 người.

+ Khu vực 2: Diện tích…ha, 489 hộ; dân số 1.589 người.

+ Khu vực 3: Diện tích...ha, 519 hộ, dân số 1.633 người.

+ Khu vực 4: Diện tích…ha, 677 hộ, dân số 2.348 người.

+ Khu vực 5: Diện tích…ha, 568 hộ, dân số 1.911 người.

+ Khu vực 6: Diện tích…ha, 483 hộ, dân số 1.657 người.

+ Khu vực 7: Diện tích… ha, 460 hộ, dân số 1.475 người.

PHƯỜNG V

Là đơn vị hành chính cửa ngõ của thành phố Vị Thanh về phía Đông, giáp ranh xã Vị Đông (huyện Vị Thủy). Phường thành lập ngày… tháng… năm... Địa bàn kết nối các tuyến đường chiến lược, từ Cần Thơ dọc theo kinh Xà No; đi qua huyện Châu Thành, huyện Vị Thủy bởi đường Tỉnh 931B, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh và Quốc lộ 61 từ hướng Long Mỹ, Vị Thủy.

- Tổng diện tích tự nhiên: 791,44ha, chiếm 6,65% diện tích chung của thành phố. Toàn phường có 11 tên gọi kinh, rạch; 15km đường nhựa.

- Tổng số dân: 7.270 người (2.168 hộ) hầu hết là người Kinh, chỉ một số ít người Hoa, người Khmer, người Chăm. Mật độ dân số 905 người/ km2.

- Kinh tế chính của phường: Thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (404 cơ sở). Ngoài ra, phường còn một số hộ sản xuất nông nghiệp.

- Địa bàn phường V hiện có 5 khu vực  bao gồm:

+ Khu vực 1: Diện tích … ha, 513 hộ; dân số 1.750 người.

+ Khu vực 2: Diện tích…ha, 696 hộ; dân số 2.201 người.

+ Khu vực 3: Diện tích...ha, 182 hộ, dân số 634 người.

+ Khu vực 4: Diện tích…ha, 517 hộ, dân số 1.717 người.

+ Khu vực 5: Diện tích…ha, 260 hộ, dân số 968 người.

Ngoài các khu phố, chợ hoạt động thương mại truyền thống tại các đường 3/2, Trần Hưng Đạo và một số tuyến đường mới mở - phần đô thị mới hình thành là khu hành chính: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Tòa án, Viện Kiểm sát tỉnh cùng các sở, ban, ngành của tỉnh tọa lạc trên các tuyến đường mới: Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Điện Biên Phủ và nhiều đường mới nối thông xuống đường Trần Hưng Đạo, công viên - kè Xà No.

Trên địa bàn phường có di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đặc biệt: Di tích chiến thắng Chương Thiện và công viên Hòa Bình, Đài Phát thanh Truyền hình Hậu Giang…Các cơ sở thờ tự có chùa Quốc Thanh, chùa Hưng Thạnh Tự, Quan Thánh Đế Miếu, tịnh xá Ngọc Chương.

PHƯỜNG VII

Phường VII được thành lập ngày 01.8.2003, khi thị xã Vị Thanh nâng cấp thành thành phố Vị Thanh, do tách ra từ xã Hỏa Lựu. Địa bàn nằm dọc theo kinh Xà No bờ Đông, giữa phường III và xã Tân Tiến. Phía Đông phường VII giáp các xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến cũng là điểm cuối kinh Xà No, gặp rạch Cái Tư. Toàn phường có 30 tên gọi sông, kinh, rạch và 86km đường nhựa, có đường Quốc lộ 61 đi qua:

- Tổng diện tích tự nhiên: 621ha, trên địa bàn có kinh Xà No, Rạch Cái Nhúc, rạch Cái Sình đi qua.

- Tổng dân số: 7.809 người (2.214 hộ), hầu hết là người Kinh. Dân tộc Hoa có 660 người, dân tộc Khmer có 160 người. Mật độ dân số 1.289 người/ km2.

- Địa bàn phường VII có 5 khu vực gồm:

+ Khu vực 1: Diện tích … ha, 385 hộ; dân số 1.374 người.

+ Khu vực 2: Diện tích…ha, 565 hộ; dân số 2.012 người.

+ Khu vực 3: Diện tích...ha, 196 hộ, dân số 695 người.

+ Khu vực 4: Diện tích…ha, 548 hộ, dân số 1.861 người.

+ Khu vực 5: Diện tích…ha, 520 hộ, dân số 1.867 người.

- Kinh tế chính: Thương mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chợ phường VII khá sung túc được lập từ thời khẩn hoang, còn gọi là chợ Cóc, chợ Vàm Xáng, chợ Hỏa Lựu.

- Phường VII còn có Cụm Công nghiệp - TTCN lớn của thành phố với diện tích 62,5ha. Đến năm 2019, hiện có 15 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết hơn 3.000 lao động tại địa phương. Ngoài ra còn có Xí nghiệp đường Vị Thanh năng suất 3.000 tấn/ngày.

Trên địa bàn có nhiều đình, chùa, đền, miễu như: Đình thần Nguyễn Trung Trực, chùa Ông Bổn (chùa Hoa), các chùa Phật: An Thành Tự, Bảo Định, Hưng Đức Tự. Đặc biệt, phường có di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia “Chiến thắng Cái Sình” (xem thêm bài “Lưu giữ giá trị truyền thống và nét xưa”).

XÃ HỎA LỰU

Địa danh truyền thống - cùng với Vị Thanh là 02 làng được thành lập từ thời khẩn hoang triều Nguyễn. Trong quá trình đô thị hóa, xã Hỏa Lựu chia tách thêm các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến và phường VII. Giờ đây, trụ sở xã đặt tại khu vực rạch Cái Su. Địa bàn Hỏa Lựu giáp xã Tân Tiến, phường III, phường VII và sông Cái Lớn đoạn nối tiếp xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy). Bên kia sông là xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ). Trên địa bàn phường có tuyến đường nối Cần Thơ - Vị Thanh đi qua; có 9,5km đường nhựa và 32 tên sông, rạch, kinh.

- Tổng diện tích tự nhiên: 1.739ha.

- Tổng số dân: 6.862 người (1.884 hộ), hầu hết là người Kinh cùng 1.024 người Khmer và 50 người Hoa. Mật độ dân số 433 người/km2.

- Kinh tế chính: Nông nghiệp, chủ yếu vườn cây ăn trái, rẫy mía, rẫy khóm và canh tác lúa. Tại khu vực trụ sở phường có chợ Hỏa Lựu mới hình thành.

Phường có chùa Khmer OchumWoongSa lập ra từ thời khẩn hoang.

- Địa bàn xã Hỏa Lựu là vùng nông thôn ngoại thành, cách trung tâm phường 1 là 12km, có 6 ấp là:

+ Ấp Thạnh Lợi: Diện tích 385 ha, dân số 1.032 người; 280 hộ

+ Ấp Thạnh Phú: Diện tích 289 ha, dân số 1.553 người,418 hộ

+ Ấp Thạnh Đông: Diện tích 222,69 ha, dân số 861 người, 225 hộ

+ Ấp Thạnh Bình: Diện tích 299,4 ha, dân số 1.257 người, 353 hộ

+ Ấp Thạnh Trung: Diện tích 222,5 ha, dân số 1.326 người,377 hộ

+ Ấp Mỹ I: Diện tích 232,4 ha, dân số 833 người, 231 hộ

XÃ HỎA TIẾN

Thành lập ngày 21.4.1979, do tách ra từ xã Hỏa Lựu. Địa bàn giáp xã Tân Tiến, cách trung tâm thành phố Vị Thanh (phường I) đến 20 km. Xã Hỏa Tiến nằm dọc theo sông Cái Lớn, rạch Cái Tư và nhiều kinh rạch; có 23,2 km đường nhựa. Đối diện bên kia sông là huyện Gò Quao (Kiên Giang). Toàn xã có 05 ấp là:

+ Ấp Thạnh Quới 2: Diện tích … ha, 175 hộ; dân số 640 người.

+ Ấp Thạnh Hòa 2: Diện tích…ha, 300 hộ; 1.237 người.

+ Ấp Thạnh Xuân: Diện tích…ha, 230 hộ; 730 người.

+ Ấp Thạnh Thắng: Diện tích….ha, 237 hộ; 893 người.

+ Ấp Thạnh An: Diện tích…ha, 216 hộ; dân số 763 người.

- Tổng diện tích tự nhiên: 2.381 ha.

- Tổng số dân: 4.263 người (1.158 hộ), hầu hết là người Kinh, dân tộc Hoa có 440 người, dân tộc Khmer 26 người. Mật độ dân số 212 người/km2. Trên đoạn sông Cái Lớn, rạch Cái Tư; tỉnh Hậu Giang đã đầu tư làm đường đê bao ngăn mặn, đoạn qua xã Hỏa Tiến dài khoảng 10km.

-  Kinh tế chính: Nông nghiệp chủ lực với cây khóm, lúa, mía. Vùng trồng khóm đang xúc tiến hình thành khu du lịch cộng đồng.

Trên địa bàn có di tích “Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ” (1965 -1967) thuộc ấp Thạnh Thắng, đã được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Ngoài ra còn có trại Cải tạo Kinh Năm của Bộ Công an (ấp Thạnh Xuân), trên tuyến đường Phạm Hùng nối từ Quốc lộ 61 vào. Địa bàn xã không có cơ sở thờ tự, người dân sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tại các đình, chùa ở xã Hỏa Lựu và phường VII.

XÃ TÂN TIẾN

  Xã mới lập vào ngày 27.10.2006, tách đất từ xã Hỏa Tiến, sau khi thị xã Vị Thanh thành lập, ở về phía cực Đông - Nam, xa trung tâm thành phố Vị Thanh gần 10 km có sông Cái Lớn, rạch Cái Tư, rạch Gốc, rạch Hốc Hỏa đi qua. Đây cũng là điểm cuối của đường nối Cần Thơ - Vị Thanh (Quốc lộ 61C) và Quốc lộ 61 gặp cầu Cái Tư, nối liền huyện Gò Quao (Kiên Giang). Xã có …. tên sông, rạch, kinh chảy qua, có tuyến đê bao ngăn mặn Vị Thanh - Long Mỹ đi qua với nhiều cống, đập chủ động trữ nước ngọt sản xuất.

- Tổng diện tích tự nhiên: 2.195,44 ha.

- Tổng số dân: 7.060 người (1.981 hộ), trong đó đa số là người Kinh, một số ít người Khmer, người Hoa. Mật độ dân số 396 người/ km2.

- Kinh tế chính là nông nghiệp: Cây mía, cây khóm là chủ lực, trồng nhiều nhất thành phố Vị Thanh, cung cấp nguồn nguyên liệu mía cho xí nghiệp đường Vị Thanh có công suất 2.000 tấn/ngày. Song song đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dịch vụ. Cụm công nghiệp kho tàng, bến bãi trên địa bàn xã rộng 42,2ha có 11 doanh nghiệp hoạt động. Tân Tiến được công nhận đạt tiêu chí xã nông thôn mới vào ngày 28.4.2014. Xã có 01 Thánh thất Cao Đài, thuộc Ban chỉnh đạo Cao Đài Bến Tre.

- Địa bàn xã Tân Tiến có 6 ấp, bao gồm:

+ Ấp Mỹ Hiệp 1: Diện tích …. ha, 531 hộ; 1.820 người. 

+ Ấp Mỹ Hiệp 2: Diện tích …ha, 378 hộ; 1.331 người.

+ Ấp Mỹ Hiệp 3: Diện tích…ha, 259 hộ; 920 người.

+ Ấp Tư Sáng: Diện tích….ha, 271 hộ; 943 người.

+ Ấp Thạnh Quới 1: Diện tích…ha, 278 hộ; dân số 923 người.

+ Ấp Thạnh Hòa 1: Diện tích….ha, 264 hộ; dân số 1.069 người.

XÃ VỊ TÂN

Thành lập 23.10.1978, do chia tách đất từ thị trấn Vị Thanh. Địa bàn giáp ranh với các huyện Giồng Riềng, Gò Quao (Kiên Giang) bởi rạch Ba Doi, rạch Lung Nia. Vị trí nằm về phía Tây và phía Bắc, cách trung tâm thành phố Vị Thanh 3km. Địa bàn xã có đường Lê Hồng Phong, nối đường tỉnh 931C đi Giồng Riềng, cùng nhiều thủy lộ kết nối các hướng như rạch Nàng Chăn, rạch Tràm Cửa, rạch Ba Doi, kinh 59, kinh 62, kinh Mười Thước. Toàn xã có 42 tên sông, rạch, kinh (nhiều nhất thành phố Vị Thanh) và 18,87km đường nhựa; có đường tỉnh 933 đi qua.

- Tổng diện tích tự nhiên: 2.297,3 ha

  - Tổng số dân: 11.027 người (3.253 hộ), với ba dân tộc sinh sống, đa số là người Kinh, dân tộc Khmer có 615 người (160 hộ), dân tộc Hoa 925 người (243 hộ). Mật độ dân số 487 người/km2.

  - Kinh tế chính: Canh tác lúa, làm rẫy, làm vườn cây ăn quả (nhiều vườn dâu). Trong tiến trình đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế - hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã đang mở rộng.

  Địa bàn xã có 9 ấp, bao gồm:

+ Ấp 1: Diện tích 333,76 ha, dân số 1.413 người, 432 hộ 

+ Ấp 2: Diện tích 207,27 ha, dân số 833 người, 242 hộ   

+ Ấp 2A: Diện tích 210,93 ha, dân số 1.113 người, 313 hộ   

+ Ấp 3: Diện tích 199,64 ha, dân số 1.216 người, 353 hộ   

+ Ấp 3A: Diện tích 230,08 ha, dân số 1.001 người, 297 hộ 

+ Ấp 4: Diện tích 221,27 ha, dân số 1.227 người, 344 hộ 

+ Ấp 5: Diện tích 257,15 ha, dân số 1.134 người, 398 hộ   

+ Ấp 6: Diện tích 428,35 ha, dân số 2.324 người, 662 hộ 

+ Ấp 7: Diện tích 206,08 ha, dân số 766 người, 212 hộ

  

  Ngày 9.4.2015, Vị Tân được công nhận đạt tiêu chí xã nông thôn mới.

  Trên địa bàn xã còn có nhiều công trình, cơ sở văn hóa, giáo dục của tỉnh và thành phố như: Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Trung cấp nghề, Trường Nuôi dạy người khuyết tật, Trung tâm Y tế, Bệnh viện thành phố Vị Thanh, Trạm Thủy văn Hậu Giang…Đặc biệt là di tích “Căn cứ Thị xã ủy Vị Thanh” tại Ba Doi.

  Đến năm 2019, có 4/5 điểm trường đạt chuẩn Quốc gia.

*

          Theo đà phát triển của thành phố, các xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Tân Tiến, Vị Tân đang đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế để trong tương lai tiếp tục chia tách, lập ra những phường mới. Theo đà phát triển chung, đô thị Vị Tân sẽ ngày càng mở rộng, sáng, đẹp và đời sống nhân dân càng nâng cao hơn.

Đang online: 4
Hôm nay: 1291
Đã truy cập: 3607896
You do not have the roles required to access this portlet.