1-1. Đình và miễu của người Việt:
Công cuộc khẩn hoang hoàn tất - khi đã định cư, đời sống tương đối ổn định, cư dân thường lập đình làng thờ “Thành hoàng bổn cảnh”, ghi nhớ công lao các bậc tiền hiền, hậu hiền có công mở đất, giữ đất, bảo vệ quê hương. Đình làng Hỏa Lựu ra đời trong bối cảnh đó, có lẽ do các thế hệ cư dân trước đây từng theo vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, khởi nghĩa đánh Tây ở Rạch Giá, nên người dân lập đình thờ Ông Nguyễn(*) sau này gọi là đình Nguyễn Trung Trực.
Một số ý kiến cho rằng, đình làng Hỏa Lựu có từ 03 - 04 đời trước, khoảng cuối thế kỷ XIX. Trong quyển “Lịch sử Đảng bộ xã Hỏa Lựu 1954 - 1975” ghi nhận: “Người Kinh lập ra đình thần Nguyễn Trung Trực tại chợ Hỏa Lựu vào năm 1930”. Hiện nay, sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, đình tọa lạc cuối chợ phường VII (Hỏa Lựu cũ), có nhà chánh điện, sân đình, cổng rào. Hàng năm vào ngày 12.10 âm lịch, cư dân trong vùng tổ chức cúng kỳ yên Thượng Điền. Giữa năm, cúng giỗ Ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực) vào ngày 18.8 âm lịch. Cuối năm, ngày 12.10 âm lịch thì cúng kỳ yên Hạ Điền. Đình làng Nguyễn Trung Trực được xem như một di tích, minh chứng cho thời khẩn hoang của lớp người Việt đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp tại Hỏa Lựu, trong vùng Vị Thanh xưa và nay.
(*) Người dân vùng Rạch Giá xưa gọi “Ông Nguyễn” tỏ rõ sự cung kính, chứ không dám kêu đích danh Nguyễn Trung Trực.
Hiện nay, Ban quản trị đình cho biết vẫn còn lưu giữ một sắc thần (bản sao), nhưng không rõ đời vua nào sắc phong. Nhìn chung, việc tiến hành lễ hội còn ở mức bình thường, chưa được quy mô rộng khắp. Các lễ thức khá giản đơn theo thông lệ các đình Nam Bộ, kể cả ngày lễ cúng giỗ ông Nguyễn (Nguyễn Trung Trực). Kiến trúc đình chưa được nâng cấp, tính mỹ thuật còn hạn chế. Về nội dung hoạt động thời xưa, ngoài việc cúng tế, thờ thành hoàng bổn cảnh và Ông Nguyễn; chưa thấy tài liệu ghi nhận, hay nhân chứng xác nhận về các chức năng khác của đình như: chỗ làm việc của hương chức làng, hay nơi sinh hoạt cộng đồng.
Trước lúc ra đời của đình Nguyễn Trung Trực - có lẽ các lớp cư dân, khẩn hoang vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh đã lập các miễu, am.
- Miễu Bà Chúa Xứ: Hình thức kiến trúc nhỏ hơn đình, cất ở ngã ba, ngã tư trong chòm xóm; chủ yếu thờ thần nữ, người cai quản về tâm linh trên địa bàn.
- Miễu Thổ Thần (Thần Đất): Thời xưa hầu như đất nhà nào cũng có, nhỏ hơn miễu Bà, dân gian thường cất sơ sài (cây lá) tại ranh đất: vừa thờ Thần Đất. Ngày nay, vẫn còn khá nhiều miễu thờ Thổ Thần đặt rải rác trong khu xóm, trên đất vườn.
Các nghi thức cúng ở các miễu Bà Chúa Xứ, miễu Thổ Thần khá giản đơn, không tụ tập đông người.
- Bàn thờ Ông Thiên (thờ Trời): Đáng chú ý từ thời xưa, người khẩn hoang ở Hỏa Lựu - Vị Thanh đã có tín ngưỡng thờ Ông Thiên (Trời). Mỗi nhà đều lập một bàn thờ trước sân nhà, theo kiểu đặt trang thờ nhỏ, tựa lên một thân cây cắt ngang. Về sau thời khá giả người ta nâng lên, làm trụ bằng gạch thẻ, trang thờ bằng tấm gạch tàu. Tối, người nhà ra đốt nhang, khấn vái Trời, mong được bình an.
- Miễu Cô Hồn: Miễu nhỏ, hình thức tương tự như miễu Thổ Thần, chủ yếu dân gian lập ra để thờ các oan hồn, uổng tử (chết tai nạn, oan ức). Miễu thường đặt nơi ở ngã ba, ngã tư sông. Ngày nay, đặt theo lộ xe.
1-2. Chùa Ông của người Hoa:
Gọi là “chùa”, nhưng nơi đây không phải là thiết chế tôn giáo, mà ở dạng “tín ngưỡng dân gian”. Bởi đây là một dạng “Hội Quán”, nơi sinh hoạt
cộng đồng của người Hoa thời khẩn hoang lập nghiệp.
Ngoài việc thờ tự người có công đưa di dân người Hoa đi lập nghiệp; “chùa” còn là nơi nhóm họp, tương trợ giúp nhau trong cộng đồng.
Giống như nhiều nơi trong vùng Nam Bộ, người Hoa khi định cư, lập nghiệp thường cất chùa Ông Bổn, để thờ một vị quan thời nhà Minh (Trung Hoa) người có công đưa di dân từ lục địa, đi lập nghiệp ở các nước lân cận.
Theo ý nghĩa đó, chùa Ông Bổn ở chợ Hỏa Lựu được hoàn thành khi một bộ phận bà con người Hoa từ Rạch Giá, Chợ Lớn (Sài Gòn) đến khai phá đã trồng rẫy, buôn bán, làm ăn. Các vị cao niên cho biết, chùa Ông Bổn do một địa chủ người Triều Châu là ông Hán Khiêm bỏ tiền xây cất, nhằm ghi nhớ công đức của các vị thần thánh cùng các vị có công khai mở, giúp cộng đồng người Hoa làm ăn sung túc, giàu có.
Trong chánh điện, chùa thờ Ông Bổn, thờ Quan Thánh Đế (Quan Công) và Thần Tài. Trước cửa chùa có thờ Ông Thiên (Trời).
Hàng năm, chùa tổ chức cúng lớn vào các dịp Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng), ngày vía Ông Bổn, ngày vía Quan Thánh Đế! Trên địa bàn thành phố Vị Thanh hiện nay có nhiều bà con người Hoa sinh sống, phường VII có 165 hộ, xã Vị Tân có 243 hộ, phường III có 26 hộ, phường V có 10 hộ, phường I có …hộ và xã Hỏa Lựu có 15 hộ trong tổng số 900 hộ người Hoa tại các phường, xã họ vẫn thường về chùa cúng bái. Ngoài chùa Ông Bổn, Vị Thanh còn có chùa Quan Đế Miếu (phường V).
Đối với người Khmer, tín ngưỡng dân gian thường gắn với ngôi chùa Phật giáo Nam tông.
2. Tôn giáo:
Sự hình thành tôn giáo vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh, cũng giống như nhiều địa phương khác ở miền Hậu Giang, kể cả các mối đạo.
Việc truyền đạo thường từ Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Cho đến những thập niên đầu thế kỷ thứ XX, hầu hết các tôn giáo lớn đều có cơ sở thờ tự tại đây như: Phật giáo của người Việt, Phật giáo Nam tông người Khmer, đạo Thiên Chúa (Công giáo), đạo Cao Đài, đạo Tin Lành, đạo Hòa hảo, Tịnh độ cư sĩ, Cơ đốc phục lâm.
Trên địa bàn TP.Vị Thanh, đến năm 2019 có 7 tôn giáo chính, với 21 cơ sở thờ tự, 16.301 tín đồ.
2-1. Phật giáo của người Việt:
Thống kê trên địa bàn thành phố Vị Thanh đến 2019 có 8 chùa Phật của người Việt, chủ yếu là Bắc tông. Tiêu biểu như:
Chùa Phổ Minh:
Đây là ngôi chùa Phật, hệ phái Đại thừa, hình thành lâu đời vừa mang dấu ấn lịch sử tôn giáo; vừa là địa chỉ đỏ trong 02 thời kỳ kháng chiến.
Theo các vị tăng, ni trụ trì: Đầu tiên đây là ngôi chùa theo phái Minh Sư(*) giống như chùa Ngọc Hoàng (TP. Hồ Chí Minh), Nam Nhã Đường (Cần Thơ), Minh Sư Đạo (Long Mỹ)...Năm 1908, ông Nguyễn Văn Ba (thường gọi ông Cố Ba - Ông Ba Tiển) cùng các đạo hữu Minh Sư về vùng Vị Thanh khẩn hoang, lập chùa Phổ Minh, truyền đạo Minh Sư. Kháng chiến chống Pháp nổ ra, chùa trở thành nơi che dấu cán bộ hoạt động cách mạng. Sau đó, ông Cố Ba (ông Ba Tiển) qua đời, công việc hành đạo Minh Sư cũng mất dần, cơ sở chùa do bà Nguyễn Thị Đáng trông giữ.
Năm 1967, việc quản lý chùa Phổ Minh được giao lại cho Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Hòa thượng Thích Nhật Tiên làm chánh đại diện Phật Giáo tỉnh Chương Thiện, Đại đức Thích Huệ Giác trụ trì chùa cho đến ngày nay.
Theo lời kể của ni cô Thủy, người kế thừa việc quản trị chùa hiện nay: Thời chống Mỹ, chùa Phổ Minh là cơ sở hoạt động bí mật, thường quyên góp lúa, gạo, tiền bạc ủng hộ cách mạng. Đồng thời nuôi chứa cán bộ và thanh niên trốn quân dịch trên 100 người. Đặc biệt, chùa là địa điểm hoạt động bí mật của gia đình phu nhân nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong thời chống Mỹ. Thiếu tướng Trần Quốc Liêm, Tổng Cục trưởng An Ninh (Bộ Công An), ông Lê Việt Hùng nguyên Phó Giám đốc Công An TP. Cần Thơ và nhiều đồng chí trong Đội An ninh, Đội Biệt động thị xã Vị Thanh cũng từng hoạt động tại chùa.
Những ngày tháng 4.1975 lịch sử, chùa Phổ Minh cũng là một trong
(*) Minh Sư: Đạo Minh Sư là tổ chức tôn giáo, hoạt động yêu nước thời kháng Pháp. Tại chùa Nam Nhã Đường Cần Thơ, lãnh tụ Châu Văn Liêm, Ung Văn Khiêm từng tới, lui hoạt động cách mạng.
những cơ sở cách mạng. Đại đức Thích Huệ Giác đứng ra vận động 500 bà con kéo đến chi khu Đức Long kêu gọi viên quận trưởng và binh lính đầu
hàng; góp phần giải phóng thị xã. Nhiều năm sau ngày hòa bình thống nhất, mỗi lần về công tác tại tỉnh Hậu Giang, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia quyến hay ghé thăm chùa.
Giờ đây, chùa đã được trùng tu xây dựng khang trang trong khuôn viên 1,2ha, có vườn cây xanh, cảnh quan tôn nghiêm, tĩnh lặng. Vào những ngày rằm, Phật Đản… rất nhiều phật tử và du khách khắp nơi hành hương, tìm về thăm viếng.
Ngoài chùa Phổ Minh, trên địa bàn TP. Vị Thanh còn nhiều chùa Phật khác như: Phước Huệ, Quốc Thanh, Hưng Thạnh Tự, Hưng Đức Tự, An Thành Tự, Tịnh xá Ngọc Chương, chùa Bảo Tịnh. Tổng số tín đồ là….người
2-2. Phật giáo Nam tông của đồng bào Khmer:
Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh có nhiều ngôi chùa Phật đa số hình thành từ thời khẩn hoang. Các vị cao niên kể rằng, nguồn gốc chùa thường do lớp di dân Khmer lập nên, có mối quan hệ gốc tích với các chùa bên phía Gò Quao, Giồng Riềng, Long Mỹ.
Tất cả đều theo Phật giáo Nam tông, chùa là nơi “tu - học”, trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tiêu biểu như:
Chùa Ô Chum WoongSa:
Trên địa bàn thành phố Vị Thanh có 04 chùa Khmer, nhưng có lẽ chùa Ô Chum WoongSa hình thành lâu đời.
Tọa lạc tại ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu, chùa thờ Phật Thích Ca, theo hệ phái Tiểu thừa. Một số vị cao niên truyền miệng: Nghe đâu, từ nhiều đời trước có các vị sư sãi và phật tử Khmer từ vùng Xà Phiên, Gò Quao tới Hỏa Lựu khẩn hoang lập nghiệp và tu hành. Có lẽ do thích nghi với đất đai, khí hậu nên họ đã định cư sinh sống, lập chùa Ô Chum WoongSa vào giữa thế kỷ XIX. Sau đó, nhiều bà con người Khmer tiếp tục tìm về sinh sống quanh chùa, họ truyền dạy nghề lấy mật ong, săn thú rừng, đánh bắt cá…Lúc đầu chùa làm bằng cây gỗ, lợp lá. Đến khoảng năm 1963 - 1964 chùa xây dựng được nóc bằng kiên cố. Sau ngày hòa bình lập lại, mới có điều kiện sửa chữa khang trang hơn.
Theo các vị sư trụ trì: Trong thời chống Mỹ, chùa có khoảng 50 - 60 gia đình phật tử sống quanh chùa. Cạnh chùa có đồn lính nên chúng thường xuyên bắn phá, có 01 vị sư bị trúng đạn chết. Khi thành lập khu trù mật, chùa tổ chức đấu tranh vận động bà con không chịu vào ở.
Từ sau ngày giải phóng 1975, chùa được trùng tu, nâng cấp khang trang hơn trên khuôn viên rộng khoảng 01ha. Chùa được Nhà nước hỗ trợ lập đội ghe ngo, thường xuyên phục các lễ hội và thi đấu trong, ngoài tỉnh.
Về tên chùa Ô Chum WongSa, các vị sư lý giải: Là khu đất gò hình dạng tròn như cái chum, giữa vùng lung ngập nước.
Ngoài ngôi chùa trên, địa bàn thành phố còn có các chùa Khmer khác: MaHaMăngkol (phường III), Pothirăngxây. Chùa Sasanarăngxây (phường IV) cũng là trụ sở Hội Đoàn kết sư sãi tỉnh Hậu Giang. Đến cuối năm 2019, tổng số hộ người Khmer tại địa bàn Vị Thanh có trên 1.028 hộ. Trong đó, xã Hỏa Lựu có 444 hộ, phường III có 248 hộ, phường VII có 160 hộ và xã Vị Tân có 160 hộ sinh sống. Đại đa số đều là tín đồ Phật giáo Nam tông.
2-3. Công giáo Vị Thanh:
Song hành với bước chân người khẩn hoang, Công giáo (Thiên Chúa giáo) hình thành trên địa bàn Vị Thanh khá sớm vào những năm cuối thế kỷ XIX. Qua nhiều giai đoạn phát triển, đến năm 2019 số tín đồ Công giáo thành phố Vị Thanh là …. người.
Nhà thờ Vị Hưng:
Nhiều vị cao niên kể lại: Trong quá trình khẩn hoang, cùng với sự ra đời khá sớm của các đình, miễu, chùa Ông Bổn, chùa Phật…Nhà thờ Công giáo họ đạo Vị Hưng, cũng được hình thành khá sớm tại vùng Vị Thanh xưa.
Trong sách kỷ yếu 125 năm thành lập họ đạo Vị Hưng (1890 - 2015) ghi:
“… Năm 1890, cha Phao lô Nguyễn Thanh Cần thành lập họ đạo với nhà thờ bằng lá tại rạch Mùa Ôm (Ngò Ôm), cách nhà thờ hiện nay khoảng 2km, với 15 gia đình. Cha Albert Marie Thomas dời nhà thờ về kinh xáng Xà No…” (tức địa điểm hiện nay tại khu vực 2, phường IV).
Thế rồi họ đạo Vị Hưng ngày càng phát triển, một số giáo dân đến định cư ở Vị Thanh có đất ở, làm ruộng sinh sống ổn định. Trải qua chiến tranh, cơ sở nhà thờ xuống cấp, hư hỏng nhiều. Sau ngày hòa bình, thống nhất - Họ đạo Vị Hưng đã nhiều lần trùng tu, nâng cấp và mở rộng nhà thờ thêm nhiều hạng mục. Năm 2008, khởi công xây dựng lại nhà thờ mới, rộng rãi, khang trang, được khánh thành vào ngày 11.6.2011. Số giáo dân trong họ đạo khoảng 3.000 người.
Nhà thờ - Họ đạo Vị Hưng hình thành khá sớm ở Vị Thanh, cho thấy đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào địa phương có truyền thống khá lâu đời. Đây còn là công trình kiến trúc bề thế; góp phần cho gương mặt đô thị Vị Thanh thêm sáng, đẹp.
Ngoài nhà thờ Vị Hưng bên dòng kinh Xà No, TP. Vị Thanh còn có nhà thờ Vị Thanh (phường I), Vị Tín (Phường IV) và nhà thờ Tin Lành (phường IV). Tổng số giáo dân trên địa bàn TP. Vị Thanh là ……. Người.
2-4. Đạo Cao Đài ở Vị Thanh:
Đạo Cao Đài (tức Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ), ra đời vào năm 1926 tại Tây Ninh, truyền vào vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh chỉ 2 năm sau đó và hình thành ngôi chùa gọi là “Thánh Thất Hỏa Lựu”. Trải qua nhiều thời kỳ, tại TP. Vị Thanh số tín đồ Cao Đài đến năm 2019, là … người.
Thánh thất Cao Đài Hỏa Tiến (xã Tân Tiến):
Cơ sở thờ tự, thường gọi chùa Cao Đài, cũng là nơi hành đạo của Họ Đạo Cao Đài Ban Chỉnh Hỏa Tiến, trên phạm vi địa bàn xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh; thuộc hệ phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo Bến Tre.
Được xây dựng từ năm Mậu Thìn (1928) tên gọi đầu tiên là Thánh thất Hỏa Lựu, tỉnh Rạch Giá. Đến năm 1933 làm lễ khánh thành an vị. Được biết, Ban Đầu Họ Đạo - cũng là những người đứng ra thành lập thánh thất, là các ông: Hồ Văn Dệ, chức đạo sau cùng là giáo hữu Ngọc Dệ Thanh, Chánh trị sự Phó ban trị sự sau là phó Đầu Họ Đạo Huỳnh Tấn Đức, chức đạo sau cùng là giáo hữu Ngọc Đức Thanh. Chủ thánh thất đầu tiên là ông Lê Trường Cửu, chức đạo sau cùng là giáo sư Thượng Cửu Thanh.
Khi mới thành lập, Chi hội Thánh thất Cao Đài Ban Chỉnh Đạo Hỏa Tiến cất bằng cây, lá tạm bợ. Họ Đạo chỉ mới có 200 tín đồ. Trải qua chiến tranh, đến sau ngày giải phóng 1975 - thánh thất được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Hiện nay, tọa lạc trên địa bàn xã Tân Tiến, cạnh Quốc lộ 61.
Trong khuôn viên Thánh Thất, diện tích cơ sở thờ tự khoảng 5.000m2, có 10 hạng mục được xây dựng phục vụ cho việc hành lễ như: Chánh điện, nhà thiên phong đường, nhà đông lang, nhà tây lang cùng các cơ sở phòng thuốc, hậu đường khách ở và phòng ăn...
Trong năm Thánh Thất có 10 ngày lễ vía, kỷ niệm; trong tháng việc hành lễ có 02 kỳ: Lễ sóc vào ngày 30 và mùng 01 âm lịch và lễ vọng vào ngày 14 và 15 âm lịch.
Đến năm 2019, Họ Đạo có gần ….. tín đồ ở xã Tân Tiến, Hỏa Tiến và các phường, xã trên địa bàn thành phố Vị Thanh. Ngoài ra, tín đồ ở xa từ các huyện Gò Quao (Kiên Giang), Long Mỹ (Hậu Giang) cũng đến hành lễ tại Thánh Thất này.
Có thể nói Họ Đạo Ban Chỉnh Đạo - Thánh thất Cao Đài Hỏa Tiến (xã Tân Tiến) là một trong các cơ sở thờ tự ra đời khá sớm trên địa bàn Vị Thanh xưa. Nhiều gia đình tín đồ đã tham gia 02 cuộc kháng chiến, bảo vệ đất nước.
Ngày nay, các tín đồ vẫn tiếp tục góp phần xây dựng quê hương; cụ thể qua phong trào xây dựng ấp, xã văn hóa, nông thôn mới...Trên tình thần “Nước vinh đạo sáng”.
2-5. Đạo Tin Lành ở Vị Thanh:
Sách Địa Chí Cần Thơ (Sđd) ghi nhận: “Đạo Tin Lành truyền vào Việt Nam từ năm 1893. Năm 1921, truyền tới Cần Thơ. Để có phương tiện truyền giáo tại vùng sông nước Cửu Long. Năm 1930, Hội Thánh Tin Lành Cần Thơ đã đóng một “Tàu Tin Lành”. Theo đó, “Tàu Tin Lành” đến truyền đạo ở Hỏa Lựu năm 1931, lập nên Chi hội Vị Thanh, năm 1933 truyền đạo ở Long Mỹ.
Theo một tài liệu trước năm 1975, đến năm 1967-1968 tỉnh Chương Thiện có 3.737 tín đồ đạo Tin Lành, với một số nhà thờ được xây dựng tại các quận. Nhà thờ Tin lành ở Vị Thanh được xây dựng vào năm……, tọa lạc tại phường…………., có ………….tín đồ.
â
Trên địa bàn thành phố Vị Thanh đến năm 2016 có hơn 21 cơ sở thờ tự: Đình làng, chùa Việt, chùa Khmer, chùa Ông Bổn, miễu Bà, nhà thờ Công giáo, Tin Lành, Thánh Thất Cao Đài, nhà giảng đạo Hòa Hảo...
Tất cả, minh chứng cho đời sống tâm linh của người Việt ở Vị Thanh rất đa dạng, phong phú trong quá trình mở đất lập nghiệp, đấu tranh giữ đất; xây dựng và phát triển quê hương. Qua đó, cũng cho thấy sự giao thoa văn hóa, tình đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo luôn gắn bó, hỗ tương cùng nhau.